Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2020

Xiaomi ra mắt bàn chải đánh răng điện: Pin 25 ngày, sạc cổng USB-C, giá chỉ 520.000 đồng

Ở thời điểm hiện tại, có lẽ bàn chải đánh răng điện đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là một thiết bị chăm sóc răng miệng thông minh, sử dụng lực chải từ pin tác động lên hàm răng nhằm lấy đi những vết bẩn, mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại trên răng.

Nếu đang có nhu cầu tìm mua một chiếc bàn chải đánh răng điện, bạn có thể tìm hiểu thêm về mẫu bàn chải đánh răng Mi Electric T300 vừa được Xiaomi ra mắt gần đây.

Xiaomi ra mắt bàn chải đánh răng điện: Pin 25 ngày, sạc cổng USB-C, giá chỉ 520.000 đồng - Ảnh 1.

Bàn chải đánh răng điện Mi Electric T300 có khả năng cung cấp thời lượng pin lên tới 25 ngày, nếu bạn chải răng hai lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng mang theo nó khi đi du lịch mà không phải lo lắng đến việc sạc pin trong suốt chuyến đi của mình.

Ngoài ra, sản phẩm cũng hỗ trợ sạc nhanh thông qua cổng USB Type-C ở bên dưới. Đặc biệt, không giống như một số mẫu bàn chải điện khác trên thị trường hiện nay, T300 còn có đèn báo LED để cảnh báo về thời lượng pin trong khi sạc và trong quá trình sử dụng.

Xiaomi ra mắt bàn chải đánh răng điện: Pin 25 ngày, sạc cổng USB-C, giá chỉ 520.000 đồng - Ảnh 2.

Bàn chải đánh răng điện Mi Electric T300 được trang bị động cơ từ tính với độ ồn thấp ở mức 65dB, có thể tạo ra tới 31000 rung động mỗi phút. Trong khi đó, đầu bàn chải sử dụng lông kháng khuẩn DuPont Tynex StaClean và được thiết kế để bao phủ đồng thời hai khu vực răng cùng một lúc.

Theo Xiaomi, lông bàn chải được làm nghiêng một góc 10 độ để tăng hiệu quả làm sạch, cũng như loại bỏ mảng bám và mảnh vụn. Chiếc bàn chải này có hai chế độ khác nhau, bao gồm một chế độ tiêu chuẩn và một chế độ nhẹ nhàng cho những người có răng nhạy cảm.

Xiaomi ra mắt bàn chải đánh răng điện: Pin 25 ngày, sạc cổng USB-C, giá chỉ 520.000 đồng - Ảnh 3.

Khi đánh răng, thiết bị sẽ tạm ngừng sau mỗi 30 giây để nhắc bạn chuyển sang góc phần tư khác. Sản phẩm có khả năng kháng nước theo tiêu chuẩn IPX7, thiết kế tay cầm chống trượt để mang lại cảm giác cầm nắm thoải mái và chắc chắn cho người sử dụng.

Bàn chải đánh răng điện Mi Electric T300 đang được bán trên website chính thức của Xiaomi, có giá gây quỹ là 1299 Rupee (khoảng 420.000 đồng). Sau Biên dịch khi hết thời gian gây quỹ, nó sẽ được bán ra với mức giá bán lẻ là 1599 Rupee (khoảng 520.000 đồng).

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn
Xem bản thử nghiệm

TIN MỚI!

Đọc nhanh >>

VN-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

HNX-Index:

GTGD: tỷ VNĐ

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

22-02-2020 - 08:15 AM Tài chính quốc tế

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn

Vì sự bùng phát của virus corona khiến một loạt nhà máy phải đóng cửa, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng sẽ chịu cú shock mạnh hơn nữa khi tăng trưởng vốn đã đã trì trệ. Dường như, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng phải chịu áp lực khi đáp ứng những mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Biên dịch

Trong một bài phát biểu gần đây, ông Tập cho biết: "Hiện tại, chúng ta vẫn phải đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và xã hội năm nay." Trong khi đó, năm ngoái, Trung Quốc đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm chạp nhất trong 3 thập kỷ. Theo ông Tập, nhiệm vụ đạt được mục tiêu phải được thực hiện tốt. Cùng với đó, ông gửi lời nhắn đến các tỉnh - những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, cần phải cần bằng mọi hành động: kiểm soát dịch bệnh, nhưng phải đảm bảo hoàn thành mục tiêu cải cách và phát triển.

Hãng nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định, chính phủ Trung Quốc có thể đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế nếu dịch bệnh không được khống chế. Trong bản báo cáo công bố hồi tuần trước, EIU cho biết thái độ giận dữ của công chúng có thể khiến tình hình trở nên nguy hiểm hơn, nếu dịch bệnh không thể được kiểm soát vào cuối tháng 3.

EIU cho rằng hậu quả đối với nền kinh tế Trung Quốc khi mọi hoạt động sản xuất ngừng hoạt động có thể trở nên rõ ràng vào thời điểm đó. Công ty này viết trong bản báo cáo: "Khi đó, chính quyền trung ương sẽ không thể đổ lỗi cho giới chức địa phương, vì họ đã chỉ đạo xử lý khủng hoảng do dịch bệnh trong hơn 2 tháng."

Đầu tháng này, hơn một nửa các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc đều phải kéo dài thời gian phong toả để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Năm ngoái, hoạt động sản xuất ở những khu vực này chiếm tới 80% GDP và 90% xuất khẩu của quốc gia này. Sự gián đoạn diễn ra ở "nhà máy của cả thế giới" đã ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khi các công ty vẫn phải đối phó với hậu quả của Covid-19.

Dù nỗ lực để tái vận hành mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất, khi các nhà máy mở cửa và người lao động đi làm trở lại, nhưng quá trình này diễn ra vẫn rất chậm chạp. Công nhân trở lại làm việc cần tuân theo quy định kiểm tra gắt gao, do đó các nhà máy vẫn hoạt động với công suất hạn chế.

EIU viết: "Nhiều công ty nhỏ cho biết rằng họ không thể tồn tại qua quý I năm nay, khi ở trong môi trường kinh doanh hiện tại. Bên cạnh khủng hoảng về chăm sóc sức khoẻ, giới chức còn phải đối diện với nguy cơ khủng hoảng kinh tế, khi thu nhập và việc làm sụt giảm."

Hôm thứ Hai, Larry Hu - một nhà kinh tế của Macquarie đưa ra nhận định rằng khá bất ngờ khi Trung Quốc vẫn kiên định với mục tiêu tăng trưởng 6% trong năm nay. Hu cho biết: "Trong bối cảnh virus corona lây lan, tôi thấy ngạc nhiên một chút, tại sao các nhà hoạch định chính sách không muốn sửa đổi mục tiêu cho năm nay. Có thể họ dự đoán rằng tốc độ phục hồi lần này sẽ mạnh hơn khi dịch SARS diễn ra. Dẫu sao, với bài phát biểu của ông Tập, thì giới chức vẫn phải bám sát mục tiêu ban đầu."

Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều nhà phân tích đã hạ dự đoán mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc. Năm 2019, tăng trưởng GDP của nước này đạt 6,1%, trong khi năm 2018 là 6,6%. Trước khi virus lây lan, các nhà phân tích ước tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ thấp hơn mức 6%. Tuy nhiên, đầu tháng này, họ tiếp tục hạ dự báo, có thể sẽ nằm trong khoảng 4,9% đến 5,6%.

Theo Reuters, hồi đầu tháng này, ông Tập đã cảnh báo các quan chức rằng một số biện pháp phong toả, kiểm soát dịch bệnh đã đi quá xa, gây tổn hại đến nền kinh tế. Ngoài ra, ông cũng cho biết việc này khiến người dân lo ngại và không khuyến khích họ đưa ra những biện pháp mạnh hơn.

Trong vài tuần qua, Trung Quốc tung ra những biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có động thái bơm hàng tỷ CNY cho các ngân hàng, giảm nợ xấu và hạ lãi suất cho vay. Hu nhận định: "Ở thời điểm này, những lựa chọn chính sách khả thi là giảm lãi suất và nới lỏng chính sách đối với các công ty và khu vực bị ảnh hưởng."

Trung Quốc có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế nếu virus corona chưa được ngăn chặn hoàn toàn  - Ảnh 2.

Giang Ng

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ
Link bài gốc Copy link

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM

Ban biên tập CafeF

Địa chỉ: Tầng 21 Tòa nhà Center Building. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: 024 7309 5555 Máy lẻ 292. Fax: 024-39744082

Email: info@cafef.vn Hotline: 0926 864 344

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0942 86 11 33

Email: doanhnghiep@admicro.vn

Công ty Cổ phần VCCorp

© Copyright 2007 - 2020 - Công ty Cổ phần VCCorp.

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2216/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Thỏa thuận chia sẻ nội dung Chính sách bảo mật

Ghi rõ nguồn "CafeF" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Trở lên trên

Binh lực địch lên đến 10 vạn, "đại chiến" ở Idlib không dễ thắng: Nga-Syria chỉ có thể giằng co với Thổ Nhĩ Kỳ?

Lực lượng Syria có khả năng chiếm lại Idlib nhưng quá trình sẽ không đơn giản, trong khi đó có khả năng vấn đề Libya sẽ trở thành một quân bài thương lượng trong các cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga , giới phân tích nhận định.

Cán cân lực lượng ở Idlib

"Chính phủ Syria có đủ lực lượng quân sự trong dài hạn để chiếm lại Idlib với sự giúp đỡ của các đồng minh - Nga và Iran", Mark Sleboda, nhà phân tích an ninh và các vấn đề quốc tế của Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, Damascus có thể mất đến vài năm để hoàn thành nhiệm vụ này. Lãnh thổ Idlib hiện tại bị Biên dịch kiểm soát hơn 90% bởi nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bao gồm cả các khu vực xung quanh tỉnh Latakia.

Mô tả cán cân quyền lực ở tỉnh Idlib, chuyên gia Sleboda đã liệt kê ra không chỉ có Hayat Tahrir al-Sham và các nhóm phụ thuộc, sự hiện diện của đảng Hồi giáo Turkistan và Hurras al-Din cũng được coi là các thế lực đáng gờm, với ít nhất 50.000 chiến binh thánh chiến dưới quyền.

Bên cạnh các lực lượng này, còn có một đội ngũ chiến binh quy mô lớn do Thổ Nhĩ Kỳ mang đến, được gọi là Mặt trận Giải phóng Quốc gia (Jabhat al-Wataniya Lil-Tahrir) và Quân đội Quốc gia Syria (SNA) để bảo vệ Idlib chống lại quân Chính phủ Syria.

Hai đội hình này bao gồm tàn dư của các nhóm thánh chiến khác nhau hoạt động từ năm 2011 với số lượng lên khoảng 50.000 đến 80.000 chiến binh vũ trang, chủ yếu hoạt động ở khu vực hành lang Jarabulus và Afrin, nơi đang bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng trực tiếp.

"Hơn cả, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi khoảng 9.500 binh sĩ và khoảng 1.500 xe quân sự bao gồm xe tăng, pháo binh, xe bọc thép đến Idlib", chuyên gia Sleboda chỉ ra. "Vì vậy, ngay lúc này có một lực lượng khoảng 100.000 chiến binh ở Idlib đang chống lại sự tiến công của quân đội Syria".

Mặc dù Damascus và đồng minh có thể chiếm lại khu vực này, nhưng đây sẽ là một cuộc chiến khó khăn và có thể mất nhiều thời gian để thực hiện, thậm chí là phải trả giá lớn, nhà phân tích người Mỹ đánh giá.

Trong khi đó, Chính phủ Syria đã hoàn thành một trong những mục tiêu chính của mình là bảo đảm thông suốt đường cao tốc M5 dài 450 km xuyên qua đất nước từ Bắc xuống Nam, từ Aleppo đến Damascus và trên biên giới với Jordan.

Theo chuyên gia Sleboda, bước quan trọng thứ hai sẽ là đưa đường cao tốc M4 nối ra M5 ở Idlib và đến tỉnh Latakia, được hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Damascus.

Ông nhấn mạnh rằng theo thỏa thuận Sochi giữa Nga-Thổ vào năm 2018, M4 và M5 đáng lẽ phải được mở cửa giao thông và những kẻ khủng bố phải giải giáp vũ khí hạng nặng. Tuy nhiên, những mục tiêu này đã không đạt được cho đến nay.

Xung đột Libya và Syria đan xen

Binh lực địch lên đến 10 vạn, đại chiến ở Idlib không dễ thắng: Nga-Syria chỉ có thể giằng co với Thổ Nhĩ Kỳ? - Ảnh 2.

Xung đột ở Idlib sẽ ở thế giằng co.



Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Syria ở Idlib cùng với sự tham gia của Ankara ở Libya được đánh giá là có quan hệ mật thiết với nhau.

"Rõ ràng, có một mối liên hệ giữa hai cuộc xung đột", Sleboda nói. "Ở thời điểm đầu cuộc chiến, các chiến binh và vũ khí đã được Thổ Nhĩ Kỳ gửi từ Idlib tới các khu vực khác của Syria. Còn lúc này, dòng chảy đang theo hướng ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ đang gửi một số lực lượng ủy quyền từ Syria đến Libya".

Ankara phải đối mặt với những khó khăn cụ thể ở Libya vì họ là quốc gia duy nhất hỗ trợ cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở Tripoli bên cạnh Qatar.

Trong khi đó, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar lãnh đạo lại được sự ủng hộ của nhiều lực lượng, từ Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Pháp và thậm chí có thể là Ý và Nga, trong cuộc tiến công về Tripoli.

Đã có giả định cho rằng, vấn đề Libya sẽ được Nga sử dụng để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ nhượng bộ liên quan đến Syria và đặc biệt là Idlib.

"Trong trường hợp này, tham vọng địa chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, Iraq và các nơi khác trở nên mâu thuẫn với mối quan hệ kinh tế tốt đẹp với Nga", nhà phân tích Sleboda nhấn mạnh.

"Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng đã không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận Sochi. Nga đã kiên nhẫn một cách khó tin đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng đã bắt đầu cứng rắn hơn khi Tổng thống Erdogan thể hiện thái độ đối đầu".

Sleboda suy đoán rằng mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục xấu đi nhưng họ "sẽ cố gắng tránh một cuộc xung đột quân sự trực tiếp".

"Tôi tin rằng một cuộc xung đột ở thế giằng co sẽ là những gì xảy ra ở Idlib. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng lực lượng quân sự và các lực lượng hậu thuẫn để tạo ra một đường kiểm soát mới ở Idlib, sẽ được thi hành mạnh mẽ hơn và tìm cách ngăn chặn Chính phủ Syria và Nga tiến xa hơn", ông cho hay.

Ông nhấn mạnh rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tính toán khôn ngoan, họ sẽ không tìm cách nhắm vào đường cao tốc M4, nơi chắc chắn quân đội Syria sẽ tập trung đánh chiếm.

Trong kịch bản xung đột giằng co có thể xảy ra này, sẽ có các sự cố va chạm tương tự như lần pháo kích nhằm vào binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, tuy nhiên Ankara và Moscow sẽ tránh giao chiến trực tiếp với nhau trên chiến trường.

"Có khả năng cao là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho các nhóm cực đoan giải tán để gia nhập vào lực lượng phiến quân mà nước này hậu thuẫn. Sau đó họ sẽ tuyên bố với Nga rằng không còn bất kỳ kẻ cực đoan nào ở Idlib", nhà phân tích Sleboda nhấn mạnh. "Các nhóm thánh chiến khó tính như Jaish al-Islam đã làm như vậy".